Chính trị Philippines

Chính trị của Philippines hoạt động trong khuôn khổ tổ chức của một nước Cộng hòa dân chủ đại nghị với một tổng thống chế. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ trong một hệ thống đa Đảng. Hệ thống này xoay quanh  ba nhánh quyền lực tách biệt nhưng phụ thuộc lẫn nhau: ngành lập pháp, ngành hành pháp, và ngành tư pháp. Quyền hành pháp được chính phủ thực hiện dưới sự lãnh đạo của tổng thống. Quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và hai viện Quốc hội: Thượng viện và Hạ viện. Quyền tư pháp được trao cho tòa án Tòa án Tối cao Philippines là cơ quan xét xử cao nhất.Các cuộc bầu cử được một Ủy ban độc lập về bầu cử quản lý, diễn ra ba năm một lần bắt đầu từ năm 1992. Được tổ chức vào ngày Thứ Hai thứ hai của tháng 5, người chiến thắng trong cuộc bầu cử nhậm chức vào ngày 30 tháng sáu.Chính quyền địa phương được tạo thành từ các đơn vị chính quyền địa phương từ các tỉnh, khu vực, thành phố và barangay. Trong khi các khu vực hầu hết không có quyền lực chính trị, và tồn tại đơn thuần chỉ với mục đích quản trị, các khu tự trị có quyền hạn mở rộng hơn so với các đơn vị chính quyền địa phương khác. Trong khi các đơn vị chính quyền địa phương dược tự chủ tài chính, phần lớn ngân sách của họ có nguồn gốc từ ngân quỹ chính phủ quốc gia, khiến quyền tự chủ thực sự của họ rất đáng nghi ngờ.